HomePhượtĐi bụiVề thăm những tháp Chàm ở Bình Định

Về thăm những tháp Chàm ở Bình Định

Qua hết đèo Cù Mông, thành phố Quy Nhơn hiện ra trước mắt, một thành phố với cơ sở hạ tầng phát triển và cuộc sống khá nhộn nhịp. Từ lần đầu tiên tới Quy Nhơn, mình đã ấn tượng với sự phát triển của nó.

Thăm tháp đôi, cụm tháp chàm ở Quy Nhơn

Tháp đôi, hay còn gọi là tháp Hưng Thạnh là nơi đầu tiên mình tìm tới khi đến Quy Nhơn. Mình luôn cố gắng tham quan hết các tháp chàm mà mình có thể đến trên đường đi của mình. Bình Định có nhiều cụm tháp chàm nằm rải rác khắp tỉnh, đáng tiếc là lần này chưa ghé thăm được hết các cụm tháp.

Tháp đôi
Cụm tháp Đôi tại Quy Nhơn

Tháp đôi, là cụm hai tháp nằm cạnh nhau, gồm tháp bắc và tháp nam. Nằm trên một vùng đất bằng phẳng dưới chân một quả đồi. Cả hai tháp đều quay mặt về hướng nam

“Theo truyền thống các cụm tháp Chăm Pa cổ thường có ba tháp, nhưng hiện tại chỉ có hai tháp, theo các nhà nghiên cứu, ngôi tháp thứ ba chuẩn bị xây dựng thì có nguyên nhân chưa biết được làm cho việc xây dựng tháp thứ ba bị gián đoạn -(wikipedia)”

Cụm tháp đôi ở đây được dựng khá cao, trong đó tháp Bắc cao hơn tháp Nam. Bên trong, ngay chính giữa tháp Bắc còn có một biểu tượng Linga-Yoni bằng đá. Trần của tháp Bắc không liền, mà có lỗ hổng thông ra ngoài. Nên ánh sáng ban ngày có thể len lỏi vào xuyên suốt bên trong tháp, chiếu lên Linga-Yoni. Theo mình tìm hiểu thì thiết kế của cụm tháp này bị ảnh hưởng bởi văn hóa Khmer. Nên phần thân tháp có phần vuông vức, chứ không chia ra nhiều tầng như đa phần các tháp Chăm khác.

Tháp đôi
Biểu tượng Linga-Yoni bằng đá bên trong tháp Bắc
THáp đôi
Chân tháp bắc được bao bọc bởi một bệ đá, tạo hình như đài sen. Đỡ toàn bộ tháp.

Sau tháp đôi, mình chạy qua khu vực cầu Thị Nại – cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam để chụp vài tấm hình. Rồi tranh thủ thời gian để chạy ra Thị xã An Nhơn để làm bánh hỏi tại nhà của một ông anh. Thế mà, lại tới quá trễ, khi tới thì nhà họ đã làm xong rồi. Tiếc hùi hụi.

Cầu thị nại
Cầu Thị Nại – ảnh chụp vào chuyến Tết 2012

Tháp bánh ít – một trong những công trình phải đến trong đời!

Không được làm bánh hỏi, thấy cũng còn sớm, sau khi cất đồ đạc, mình xin phép cô chú chạy ra tham quan cụm tháp bánh ít. Cụm tháp này cách thị xã An Nhơn tầm 10 km về hướng huyện Tuy Phước.

Trái với cụm tháp đôi vốn chỉ tọa lạc trong một khuôn viên nhỏ và bằng phẳng. Cụm tháp bánh Ít thì nằm rải rác trên một quả cao tầm 100m. Có lẽ vì nằm trên ngọn đồi như vậy nên người dân đã gọi nó với một cái tên rất dân dã là tháp Bánh Ít. Tháp có tên khác là Tháp Bạc.

tháp chàm
Tháp bánh Ít

Để lên tháp bạn có 2 cách. Từ dưới cổng chào phía dưới chân đôi, các bạn có thể đi bộ theo bậc thang lên đỉnh tháp. Trước khi đến với các tháp trên đỉnh, các bạn sẽ đi qua mọt cái cửa, hình dạng hệt như một tháp Chàm, nhưng thông từ trước ra sau.

tháp bánh ít
Cửa vào cụm tháp bánh Ít trên đỉnh đồi

Còn nếu đi bằng xe máy, bạn có thể chạy theo một con đường nhỏ, gồ ghề để lên phía trên đỉnh đồi. Cách này, dĩ nhiên là đỡ mỏi chân hơn cách kia 😀

tháp bánh ít
Toàn cảnh 3 tháp trong cụm Tháp Bánh Ít. Nhìn từ phía tháp cửa khi đi bộ bằng cầu thang lên.

 

Tháp chính cũng là tháp to nhất, được thiết kế đồ sộ, uy nghi. Phần mái tháp chia thành nhiều tầng và có độ chi tiết cao. Thân pháp phủ màu rêu phong, và có nhiều cây nho nhỏ mọc trên đó, rễ xen vào giữa các kẽ gạch.

tháp bánh Ít
Tháp chính trong cụm tháp bánh Ít

Tháp phụ kế bên tháp chính có kiến trúc khá lạ. Mái tháp nhìn như cái yên ngựa, lõm ở giữa vào vút cao lên ở 2 đầu. Các cửa vào của tháp đều đã bị sụp đổ, không ra hình dáng nữa.

THáp bánh ít
Tháp phụ

Tháp còn lại nằm ở các xa 2 tháp trên một quãng và được dựng trên nền đất thấp hơn ở phía sau.

Tháp bánh ít

Trong quá trình thực hiện bài viết này. Mình đã tình cờ biết được tháp bánh Ít là công trình của Việt Nam được liệt kê vào trong cuốn sách “1001 Buildings You Must See Before You Die”. Tạm dịch là “1001 công trình phải đến trong đời” của một nhóm tác giả người Anh.

Danh sách 1001 công trình các bạn có thể xem tại đây. Tháp Bánh Ít nằm ở số thứ tự 48.

Kết thúc chuyến tham quan khi mặt trời đã xế bóng, mình quay lại thị xã An Nhơn. Điều làm mình thích thú ở thị xã này chính là ngay lối vào trung tâm có dựng một cổng thành Lớn. Cổng thành này được xây dựng trên nền cồng thành ngày xưa.

Bình Định
Cổng thành An Nhơn

Samderlust
Samderlust
Là một người yêu thích du lịch bụi, sẽ cảm thấy khó chịu khi cứ mãi ngồi yên một chỗ. Tôi luôn lang thang bất cứ khi nào có thể. Và tôi viết ra những trải nghiệm của mình. Để ghi nhớ lại những năm tháng của tuổi trẻ.
RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular