Home Blog

Rawson Lake Trail, ngày trời ảm đạm

1

Lời chào sau 6 năm

Chà, vèo một cái 6 năm trôi qua kể từ cái hồi mình còn chăm viết bài trên này. Sự gián đoạn đó là vì vào 6 năm trước, tức là năm 2018 mình đã quyết định sang Canada du học và sau đó thì ở lại làm việc và định cư. Thời gian qua Canada mình tập trung cho việc học hành và làm việc nên dần dần lơ là việc viết bài, phần vì cũng không có đi bụi đây đó như hồi trước nữa.

6 năm trôi qua nên nhiều thứ cũng thay đổi rồi, tâm tính bản thân mình cũng thay đổi, thế giới thay đổi, xã hội thay đổi, thị hiếu của con người cũng thay đổi luôn. Mình cũng thấy rằng blog không còn được nhiều người đọc nữa rồi. Giờ giới trẻ họ thích coi clip ngắn hơn, hoặc vlog. Mình thì vẫn cứ old school, tuy là 6 năm qua không có viết bài trên sangdibui này nhưng mình có thỉnh thoảng viết trên mấy cái blog linh tinh khác của mình.

Thôi cứ coi như mấy bài viết trên này là một góc cho nhóm người còn thích đọc, và cũng là chỗ để mình trau dồi cái thói viết lách. Lâu ròi không có viết blog du lịch nên câu chữ chắc mai một nhiều rồi

Chuyện đi hiking ở hồ rawson (rawson lake trail)

Sự là, cuối tuần vừa rồi là dịp lễ bên này, nên mọi người đi làm thường được nghỉ luôn 3 ngày liên tục từ thứ 7 cho tới hết thứ 2. Ban đầu mình muốn rủ nhóm bạn đi cắm trại kìa, vì mùa đông vừa tàn, trời đã dần ấm lên, nên lòng lại háo hức đi ra ngoài. Nhưng mà tiếc là không phải ai cũng rảnh rỗi nên kèo đó bị bễ. Mà cũng may, vì 3 ngày nghỉ này toàn mưa gió và nhiệt độ cũng xuống thấp.
Bất chợt mọi người là rủ đi hiking và BBQ vào thứ hai, mình đồng ý liền, dù dự báo thời tiết cho thấy bữa đó vẫn còn lạnh và địa điểm hiking cũng ở trên núi cao thì chắc còn lạnh hơn. Nhưng không sao, mùa đông đã qua, cái lạnh lẽo còn vương lại cũng không quá tệ để mọi người dặn nhau ở nhà.

Một ngày ảm đạm,

Ảm đạm thiệt, mà thời tiết ảm đạm từ 3 ngày trước rồi, sáng nay lại còn mưa rơi lất phất, nhiệt độ tại thành phố mình ở thì tầm khoảng 4,5 độ C gì đó. Nên sáng dậy mình phải tính toán coi ăn mặc như thế nào để không bị lạnh khi leo núi, nhưng cũng sẽ không bị nực khi cơ thể nóng lên dọc đường leo. Cơn mưa dai dẳng và diễn ra trên diện rộng, vì từ nhà mình tới chỗ leo núi cũng 2 tiếng lái xe thì mưa toàn bộ đường đi.

Nói vậy thôi chứ cái tiết trời cũng không làm suy giảm đi sự háo hức được ra ngoài, và hoà mình vào thiên nhiên của mình. Ở cái xứ này, mùa đông kéo dài tầm 6 tháng, khiến mọi hoạt động ngoài trời bị gián đoạn. Và cũng dễ làm người ta bị trầm cảm ơn. Nên chỉ cần nhiệt ấm lên là mọi người sẽ kéo nhau ra ngoài. Tận hưởng thiên nhiên.

Mình đã nghe đâu đó câu nói đại loại: “khi bạn già đi, bạn sẽ sống bằng kí ức của ngày trẻ”, thật vậy, những năm qua, mình thường nghĩ về những chuyến đi ngày trước, khi mà mình còn lông bông, chạy đi khám phá chỗ này chỗ kia. Hôm nay lái xe chạy trên con đường đến hồ Ranson’s, trời thi u ám, mưa lất phất, một bên là vách núi rừng thông, tới một đoạn bên kia là hồ nước xanh lục, mình nhớ đến đến đoạn đường ở khúc Lăng Cô, Bạch Mã khi mới đi hết đèn Hải Vân, tiến vào địa phận Huế. Lần đầu tiên mình phượt qua khúc đường đó là mùa xuân năm 2012, một chuyến phượt xe máy độc hành từ Sài Gòn ra Huế, khởi hành ngày mùng 3 tết. Đó, 12 năm trôi qua rồi đó.

Hồ Ranson mà tụi mình leo là thuộc địa phận Kananaskis, tỉnh Alberta. Điểm xuất phát của cung đường này là từ hồ thượng Kananaskis (Upper Kananaskis Lake), ngay bãi đậu xe. Được đánh giá là cung đường dễ, cả lên và xuống chưa tới 10 km. Sẽ dễ đi hơn vào mùa hè, nhưng lúc này tụi mình đi thì cung đường vẫn còn băng tuyết nhiều nên có phần trơn trượt, khó đi hơn. Thêm nữa là nhiều đoạn độ dốc cũng lớn nên tăng thêm phần khó nhọc nếu bạn ít đi hiking.

Tới bãi đậu xe, có lẽ vì thời tiết không đẹp nên hôm nay không có nhiều xe ở đây lắm, cho thấy không có nhiều người tới đây leo núi hay tham quan. Từ chỗ đậu xe là các bạn có thể nhìn thây được hồ thượng Kananaskis rồi, vì còn lạnh nên nhìn không được lung linh lắm, mặt nước vẫn đóng băng, phía bên kia bờ hồ, đối diện với chỗ bạn đứng tầm nhìn sẽ bị chặn lại bởi một dãy núi cao sừng sững. Vì là núi đá, nên không có nhiều cây, chỉ có rải rác những rặng cây họ nhà thông phía dưới dưới chân núi. Lúc này trời vẫn còn nhiều mây mù che khuất phần ngọn của những đỉnh núi.

Đường đến hồ Rawson không suôn sẻ

Như đã nói ở trên, đường còn nhiều tuyết nên việc leo núi khó hơn một xíu, mọi người phải cẩn thận bước chân đễ không bị trượt té, nhất là những đoạn dốc. Vì ở đây cao hơn thành phố chỗ mình sống, mưa cũng chuyển thành những hạt tuyết nhẹ lúc bọn mình bắt đầu cuộc leo núi.

Vừa đi được tầm 50 mét thì mình sực nhớ ra và hỏi mọi người: “ủa, có đem theo snack chưa?”. Mọi người mới nhận ra là chưa, có bạn còn hỏi người lại là có cần không. Cần chứ mọi người, đi leo núi chứ đâu phải đi dạo chơi. Mình vẫn còn cái ký ức đói khát giữa rừng già ở Miri hay Sapa năm ấy. Không đùa được đâu, đói thì còn đỡ, tuột đường là mệt đó.

Dọc đường mình cũng gặp thêm nhiều nhóm khác tới leo núi, thường thì mọi người sẽ chào nhau khi gặp trên đường. Cách điểm khởi hành không xa, sẽ tới một cây cầu bắc qua con suối được được thành dòng từ ngọn thác bên cạnh. Con suối này sau đó chảy vào hồ lớn không xa đó.

Trong nhóm có nhiều bạn có vẻ không đi hike nhiều nên bọn mình di chuyển cũng hơi chậm và phải dừng nghỉ nhiều. Trong thời gian này cũng có nhiều nhóm xuất phát sau vượt qua bọn mình, thậm chí có nhiều nhóm đã quay về khi bọn mình gần tới đích. Dọc đường đi mình là người dẫn đầu, lúc nào mình cũng nói với mọi người là sắp tới rồi, để kích động họ tiếp tục, trong khi mình check bản đồ thì chỉ mới đi được 3/4 quãng dường. Ấy vậy mà họ tin thiệt và cứ tiếp tục đi (xin lỗi mọi người haha). Đôi lúc, có vài bạn đòi dừng lại nghỉ thì mình nói “lên trên này xíu có chỗ nghỉ nè”, thật ra là không có chỗ nghĩ nào trong ý định của mình cả :D.

Một hồi sau mình xuất phát đi trước, vì cảm giác dừng nghỉ nhiều quá khiến mình chùng hơn, cùng với đó là cơ thể sẽ bị lạnh đi. Việc di chuyển liên tục khi chưa quá mệt cũng sẽ giữ ấm cho cơ thể.

Đi được một đoạn xa, không còn ai phía trước và sau mình, mình đã để lại một dấu hiệu trên tuyết cho nhóm của mình phía sau. Định làm cho vui thôi không nghĩ là họ nhìn thấy được, vậy mà họ cũng thấy.

Bước chân tới hồ Rawson

Sau khoảng 2 tiếng mình cũng đã đi tới đích, đó là hồ Rawson, mình cũng không mong đợi sẽ thấy cảnh hồ đẹp, vì biết chắc còn đóng băng. Nhưng cảnh núi tuyết hùng vĩ cũng đủ làm choáng ngợp lòng người rồi. Không có quá nhiều màu sắc ở đây vào thời điểm này, chỉ có màu trắng của băng tuyết, màu đen của núi đá và xanh thẫm của những rặng cây lá kim. Giả sử nếu quay lại vào mùa hè thì chắc hẳn sẽ lung linh hơn nhiều vì có đủ màu sắc từ núi non, cây cối và mặt hồ.

Sau khi ngắm cảnh, chụp hình xong thì cả bọn kéo nhau đi về và dự tính là sẽ chạy xe tới một địa điểm cách hồ thưởng Kananaskis tầm 30 phút để làm BBQ. Ban đầu, mọi người nghĩ sẽ mất tầm 1 tiếng để xuống tới bãi đậu xe, nhưng mà sự thật thì không đơn giản vậy. Mình vĩ đã quen đi hiking với liều mạng hơn nên lúc xuống cũng nhanh hơn, những đoạn dốc và còn băng thì mình sẽ trượt xuống, cố gắng giữ thăng bằng, hoặc ngồi bệt xuống trượt luôn cũng được. Chứ đi bộ sẽ khó giữ thăng bằng và mệt hơn. Những bạn khác thì chọn cách đi bộ từ từ và cẩn thận. Nên khi mình tới bãi xe, đã ngồi trong xe đợi hơn 30 phút mọi người mới tập hợp đông đủ. Trong lúc mình ngồi chờ thì trời đã kịp mưa một trận lớn, may mắn sau đó mưa tạnh và nắng lên.

BBQ cuối ngày ở hồ thượng Kananaskis

Lúc này, mọi người cũng đói và mệt rồi nên quyết định là làm BBQ tại chỗ luôn. Bên cạnh bờ hồ có những cái bàn và firepit để người ta nhóm lửa, nên rất thuận tiện. Từ trong xe nhìn ra đã thấy cảnh đẹp hùng vĩ khi nắng lên, nên trong lòng cảm thấy phấn khích khi làm BBQ tại đây.

Buổi ăn cũng không êm đềm cho lắm, khi mà thời tiết ở đây thay đổi liên tục. Nắng được một lúc thì mây kéo tới che khuất mặt trời, không khí trở nên lạnh hơn, lại thêm gió thổi khiến mọi người thấy rét buốt. Một hồi nữa thì mưa đá kéo tới, chỉ là những hạt đá nhỏ li ti nên cũng không nguy hiểm gì. Cả bọn bung cây dù duy nhất ra và túm tụm lại tránh cho bị ướt. Gió vẫn thổi lồng lộng. Một lúc sau thì mưa lại tạnh và mặt trơi ló dạng, nắng ấm lại bao phủ cảnh quan.

Khu vực tụi mình nướng đồ cũng có vài nhóm khác bày biện ăn uống nấu nướng sau chuyến leo núi. Bên cạnh đó còn có những chú sóc chuột rất dễ thương từ những cái hang nhỏ gần đó leo lên kiếm ăn. Có vẻ tụi nó đánh hơi được mùi đồ ăn mà con người đem tới nên cứ mon men lại gần. Bọn mình cũng thi thoảng quăng cho bọn chúng vài miếng rau, hay trái cây, dù biết là việc cho động vât hoang dã ăn như vậy không được khuyến khích lắm. Nhưng tụi nó dễ thương quá trời.

đôi giày bị ướt nên mình hong cho khô

Ăn uống no nê xong thì cũng là lúc trời chuyển mưa nhẹ, gió lạnh lại thổi, cả bọn quyết định dọn dẹp để ra về. Kết thúc một ngày dã ngoại vui vẻ. Một mở đầu cho mùa hè năng động. Dự định hè này mình sẽ tiếp tục đi chơi, khám phá nhiều hơn, những buổi cắm trại và leo núi cũng có trong kế hoạch. Mình cũng sẽ cố gắng viết bài nhiều hơn cho mọi người đọc 😀

hồ thượng Kananaskis: là mình tự dịch ra từ Kananaskis Upper lake chứ không phải tên gọi chính thức trong tiếng Việt

Hành trình phượt miền Bắc Thái Lan – Phần 2: lần đầu chụp milkyway ở công viên quốc gia Khun Sathan

0

Nửa đầu 2020 ở Thái trôi qua rất nhanh khi mà ai cũng phải ở trong nhà, còn có lệnh giới nghiêm. Nhờ vậy mà nửa sau 2020 còn trôi qua nhanh hơn nữa khi mà tình hình Covid-19 trở nên tốt hơn, mọi người tranh thủ đi du lịch bù cho đầu năm. Mà đợt này mình toàn đi miền Bắc Thái Lan thôi, đi Chiangmai tham gia trồng cây, rồi sẵn đi Pai tham quan khe núi, rồi đi Chiang Rai ghé xem biên giới Lào, Myanmar, Thái, còn đi phượt đến Nan, à đúng rồi, đang kể tới lúc ở Pua về trung tâm thị trấn Nan.

Sau khi rời khỏi Pua thì mình ghé vào thị trấn Nan uống cafe, thăm một số chùa nổi tiếng, ngủ lại một đêm rồi ngày tiếp theo đến công viên quốc gia Khun Sathan.
Trên đường lên Pua, mọi người sẽ đi qua cột mốc 1715 này, đây là trạm dừng chân để nghỉ ngơi, vừa ngắm view đẹp, vừa ăn kem.

1715 – Pua – Nan
Ice-cream pose at 1715

Nan town – Ăn gì, ở đâu?

Vào trong thị trấn thì điều đầu tiên mình cảm nhận là không khí cũng hầm và nóng tựa tựa như ở Bangkok, tất nhiên là k bằng vì Bangkok là thành phố lớn, lượng khí thải nhiều hơn ở Nan rất nhiều, nhưng do mình đi từ trên núi xuống nên có chút hụt hẫng.

Sau chuyến đi thì mình có lưu lại một số địa điểm trên Google maps để lần sau có đi lại thì ghé qua. Thứ nhất là địa điểm ăn uống:

  1. Huen Hom: các bạn xem trên bản đồ có hai trái tim, biểu tượng cho Mục Yêu Thích của mình, 1 là Huen Hom, quán ăn Thái, khá đông khách và đồ ăn cũng rất ngon, nếu đi miền Bắc Thái Lan thì các bạn nên thử qua các món đặc trưng như: xúc xích, khao soi heng, nam ngiao (tựa tựa bún riêu ở Việt Nam).
  2. Một quán hủ tíu mà k có tiếng Anh nên các bạn xem trái tim thứ 2 ở bên phải. Quán này chủ yếu bán hủ tíu, mì, khao soi, bún riêu, tầm 3-4g chiều là bắt đầu đóng cửa rồi.
  3. Panim Khanom-wan: quán dessert đã mở cửa tầm 10 năm, đã đến Nan là phải ghé quán này ở gần sân bay Nan, các bạn theo địa điểm google nhé – https://goo.gl/maps/LtDMGRa8FRCk2Cvh9
Favorite restaurants in Nan town
Khao Soi heng – Huen Hom
Panim Khanom-wan – Nan town

Ở ngay khu vực như trong bản đồ cũng có một vài địa điểm để tham quan:
– Bảo tàng quốc gia Nan
– Chùa Wat Ming Mang: chùa trắng (ở Chiang Rai cũng có một cái chùa trùng tên, khi check-in các bạn nhớ ghi rõ là Nan nhé), gần chùa Ming Mang, có một shop nữ trang là Sala Nguen Shop, rất nhiều mẫu đẹp mà giá cũng phải chăng.
– Chùa Wat Phumin: trên tường ở trong đền là những hình vẽ từ khi xây dựng vẫn còn tồn tại từ 1596 đến nay, miêu tả cuộc sống hàng ngày của người dân.

Wat Phumin – Nan town
Wat Ming Mang – Nan town
Nan National Museum

Baan Baan Nan – Nan library and guesthouse

Hôm ấy mình ở Baan Baan Nan – Nan library and guesthouse là một thư viện cũ, nay họ chuyển qua vừa bán sách, vừa bán cafe, một căn nhà phía trong thì làm homestay. Phong cách giản dị thời xưa vẫn còn được giữ lại, cảm giác như quay ngược thời gian về quá khứ.

Baan Baan Nan – Nan library and guesthouse
Baan Baan Nan – Nan library and guesthouse
Baan Baan Nan – Nan library and guesthouse

Lên núi, xuống đồi, lại leo lên núi – công viên quốc gia Khun Sathan

Điểm đến cuối cùng ở Nan là công viên quốc gia Khun Sathan, nhờ có 2 chị người Thái đã đặt chỗ trước trên trang web nên bọn mình chỉ cần đến check-in. Sau này mới phát hiện ra đặt chỗ nghỉ ở công viên quốc gia Thái Lan cũng không phải là dễ, đăng nhập mấy trăm lần mới được =.=

Mặc dù đi vào tháng 10 và giữa tuần, nhưng ở đây cũng hết phòng, lúc đầu xác định là phải ngủ lều dã chiến của các anh bộ đội, nhưng phút chót may mắn có một hội huỷ phòng, thế là hội mình được nâng cấp lên phòng 30m2, 2 giường, và có phòng tắm riêng.

Army tents – Khun Sathan National Park
Family tent – Khun Sathan National Park

Ngoài ra, chúng ta có thể mang theo lều để tự dựng, kèm theo bếp núc, dụng cụ, vỉ nướng để tự làm đồ ăn. Có mấy gia đình dựng lều to thật to, gắn đèn trang trí thấy cưng dễ sợ, vừa lạnh vừa ăn đồ nướng là hết xẩy.

Chuyến này may mắn được phát một căn phòng ở rìa nên được kèm cả view ngắm bình minh, có khi còn chụp được cả dải ngân hà. Nhưng ôi thôi, 9-10g đêm trước khi đi ngủ thì mây kéo đến rợp trời, nghĩ bụng chắc không bắt được milkyway rồi… Không hy vọng gì mấy, nhưng mà mình vẫn cố thức dậy lúc 3-4g sáng để xem lại.

May quá!!! Mây đã tan hết, bầu trời đầy sao quyến rũ, có cả sao băng lâu lâu xẹt qua xẹt lại nữa. Mình đánh thức mọi người dậy ngắm sao, lập tức xách máy ra cứ thế mà chụp liên tục. Lần đầu tiên chụp milkyway nên kết quả cũng chưa được ưng ý lắm, xem như tích luỹ kinh nghiệm cho lần sau vậy.

Milkyway in Khun Sathan

Cả đám ngắm sao đến chừng 5g thì trời hừng đông, thế là bắt đầu tạo dáng yoga các thể loại, cứ thế cho đến khi trời sáng hẳn, những nhà khác cũng lục đục ra xem mặt trời mọc.

Stargazing – Khun Sathan National Park
sunrise in Khun Sathan National Park
yoga on the mountain

Mặt trời lên hẳn rồi thì mình cũng bắt đầu thấy đói bụng, đi bộ ra nhà ăn kiếm gì đó lót dạ, ở trên đây cũng chỉ có vài món cơ bản như cơm chiên trứng, thịt gà, thịt heo, hủ tíu này nọ, mà thấy mọi người chờ đông quá nên mình chọn một cốc mì gói lót dạ. Ngồi ăn ngoài ban công ngắm mây ngắm núi, tự nhủ lần sau đến đây thì cắm trại hẳn 3 ngày 2 đêm cho thoả thích.

Camping site at Khun Sathan

Lúc này thì mọi người trong đoàn vẫn còn đang ngủ bù (bị dựng dậy lúc 4g sáng mà :))). Mình lại đi xung quanh xem cảnh núi rừng, lên cao hơn nữa có thêm 1 nơi ngắm cảnh mà ít người leo tới, chỉ cách chỗ cắm trại tầm 100m.

Mình đoán chừng đây là điểm cách mặt nước biển 1499m, đường lên khá dốc nhưng cũng dễ đi. Nếu đi sớm hơn thì thế nào cũng săn được mây.

Khun Sathan viewpoint

Tầm 10g sáng thì mọi người cũng chuẩn bị rời khỏi đây, chừng 11g thì những người mới bắt đầu đến nhận phòng hoặc dựng lều. Phải công nhận là công tác làm du lịch ở Thái rất tốt, mặc dù hệ thống có hơi cũ và chậm (do nhà nước đầu tư) nhưng cơ sở vật chất đảm bảo và tạo được điều kiện cho người dân có cơ hội tận hưởng thiên nhiên ở những địa điểm hẻo lánh như thế này mà không phải tốn kém nhiều.

Hành trình phượt miền Bắc Thái Lan – Phần 1: Uttaradit – Phrae – Nan

0

Gần cuối năm 2020 mình đặc biệt có duyên với Bắc Thái nên đã có vài trip đi qua các địa điểm như Chiangmai – Chiang Rai – Pai – Nan – Loei – Chiang Khan. Lần này làm một chuyến phượt miền Bắc Thái Lan bằng ô tô từ Bangkok đến Nan, phần này mình sẽ kể về đi dâng công quả cho các thầy sư ở Uttaradit, ăn Khao Soi ở Phrae, ngủ lều bên bờ suối và thưởng thức cafe tự làm ở Bo Kluea – Nan.

Phrae governor museum

Hành trình lần này đi từ Bangkok và dừng chân tại các địa phương như Uttaradit, Phrae, Nan và Sukhothai, chủ yếu là ở Bo Kluea – Nan nên mình sẽ không đi sâu vào từng địa điểm.

Dâng công quả ở Uttaradit

Trên đường lên Nan thì mình ghé Uttaradit trước, vì trong nhóm có 1 chị người Thái, chị ấy làm kinh doanh nên cũng làm quen được một chủ homestay ở Uttaradit. Ở đây họ làm theo kiểu hợp tác xã, nhiều nhà làm homestay nhưng tất cả thông qua một ban điều hành, có khách đến thì sẽ luân phiên nhận, ngoài ra họ còn làm thêm một số đồ thủ công như túi, quà lưu niệm, bánh qui để bán cho khách.

Making merit in Uttaradit

Ngoài việc ở trọ, sáng sớm hôm sau nhóm mình được tổ chức tham gia lễ dâng công quả cho các thầy tu, được ban phước và còn mang đồ ăn lên chùa. Dâng công quả cho các thầy là một hoạt động không thể thiếu của người dân Thái Lan.

Making merit in Uttaradit

Nhờ chủ nhà nấu cơm trưa dùm mà quá trời quá đất, 5 người ăn không hết.

Homestay lunch

Lap Lae – Thị trấn vô hình

Coffee shop in Lap Lae

Sau khi rời Uttaradit, mình tiếp tục đến Phrae, trên đường đi có ghé qua một thị trấn có tên là “Lap Lae” (“láp le” nha các bạn), vào một quán cafe bên bờ suối ăn trưa.

Chuyện kể rằng ngày xửa ngày xưa, có một thị trấn ẩn mình trong sương núi tên là Lap Lae, người dân ở đây có một cuộc sống sung túc và no ấm, nhưng bất cứ người ai tìm cách đi vào Lap Lae thì đều bị lạc.

Có một chàng trai nọ đang đi tìm đường, thì vô tình nhìn thấy 2 cô gái xinh đẹp đi từ trong rừng ra. 2 cô gái đang chôn giấu đồ của họ sau một gốc cây. Chờ 2 cô gái đi khỏi, chàng trai tò mò liền đào lên và lấy đồ của 1 cô gái đi giấu. Sau khi họ trở về, chàng trai liền xuất hiện và yêu cầu cô gái nọ đưa mình vào thị trấn thì mới trả đồ. Thế là cô gái đồng ý.

Khi đến nơi, chàng trai mới phát hiện ở thị trấn này không có đàn ông. Cô gái mới giải thích rằng ở đây không được nói dối, đàn ông ở trong trấn này không giữ được lời hứa nên phải rời đi.

Thời gian trôi qua, chàng trai và cô gái đem lòng yêu mến nhau, họ sinh được một đứa con. Vào một ngày nọ khi đứa con của họ vừa lên 1 tuổi, cô gái có công chuyện phải ra ngoài, đứa con chờ lâu không thấy mẹ về thì bắt đầu khóc. Chàng trai liền dỗ con, nói rằng mẹ sắp về rồi để con yên lòng. Ngờ đâu cô gái nghe được lời nói dối tưởng chừng vô hại của chồng, buộc chàng trai phải rời khỏi thị trấn.

Trước khi rời đi, cô gái gói ghém vài củ khoai cho chồng mang theo dọc đường. Nhưng trên đường mệt quá, anh ta ném bớt đi vài củ cho đỡ nặng, có ngờ đâu, khi ra khỏi thị trấn thì khoai đã biến thành vàng. Anh chàng tìm cách quay lại nhưng đã không còn kịp nữa, lối vào thị trấn đã không còn hiện ra…

Ghé ăn Khao Soi và dinh thự thống đốc của Phrae

Khao Soi in Phrae

Càng xa Bangkok thì đồ ăn có vẻ như càng rẻ, nhờ đi cùng các chị người Thái nên mình cũng không cần phải lo tìm chỗ ăn uống, được dẫn vào những địa điểm nổi tiếng mà người dân ở đây hay truyền tai nhau.
Ví dụ như món Khao Soi này, mì chiên ăn với cà ri gà hoặc bò. Ngon quá xá, ai cũng gọi 2 phần hết, ăn xong vẫn còn thèm nhưng mà phải chừa bụng đi ăn món khác nữa.

Tiếp theo thì bọn mình ghé qua dinh thự thống đốc thời xưa của Phrae, kiểu như dinh Bảo Đại ở Đà Lạt ấy.

Phrae governor museum

Bo Kluea – giáp ranh biên giới Lào

Chiều đi thì mình không dừng ở trung tâm tỉnh Nan, mà đi thẳng lên gần biên giới Lào để hưởng không khí lạnh miền Bắc. Phải nói là đi phượt ở miền Bắc vào mùa lạnh là hết xẩy con bà bảy, quá là thú vị.

Roadtrip from Bangkok to Nan
Roadtrip from Bangkok to Nan
#3 legendary

Có nhiều đoạn được dựng sẵn biển báo “Phía trước có view đẹp”, thế là mọi người chỉnh trang quần áo, sẵn sàng selfie mọi lúc mọi nơi.
Ví dụ như hình trên là cung đường số 3 huyền thoại mà người Thái hay check-in. Chờ mãi mới vắng người để dựng tripod chụp hình gia đình. :))

Arpo de Marng – ẩn mình trong thung lũng

Arpo De Marng resort

Cuối cùng thì cũng đến resort ở Bo Kluea, việc chọn chỗ ở cũng do các chị người Thái sắp xếp, lần này mình được ở một resort trong thung lũng, có tên là Arpo De Marng.
Đường vào khá quanh co, trước khi vào bãi đậu xe thì phải băng qua một con suối, mà chỉ có 1 cây cầu, vừa đủ cho 1 chiếc xe bán tải chạy qua.

Ở đây có nhiều loại phòng, bạn có thể chọn lều ở hai bên dòng suối, hoặc chọn phòng nằm ở sườn đồi. Lều ở đây khá kiên cố, 2 người ở rất thoải mái. Mặc dù chịu ảnh hưởng của Covid, nhưng khi mình đến vào thứ 4 giữa tuần, họ cũng đã full hết phòng, nhóm mình chỉ thuê được 2 cái lều thôi. Ở bên ngoài giống như lều, nhưng bên trong thì kiên cố, nệm cũng thoải mái.

Arpo De Marng resort
Breakfast at Arpo De Marng
Sleeping next to the stream at Arpo De Marng

Mỗi buổi sáng, các bạn có thể nhâm nhi cà phê, vừa ngâm chân dưới suối. Hoặc leo lên đồi, ngắm view thung lũng, lác đác vài con bò gặm cỏ non hehe.

Arpo De Marng

Dừng chân một đêm, hôm sau cả nhóm tiếp tục đến một địa điểm cao và xa hơn là thị trấn Pua. Thời tiết vào cuối tháng 10 năm nay vẫn còn mưa lất phất và nhiều mây, nhiệt độ rơi vào tầm > 20 độ C, se se lạnh và rất phù hợp để chill bên ly cà phê hoặc tách trà nóng.

Homestay in Pua
Homestay in Pua
Half of our dinner at the homestay

Chị chủ nhà vô cùng thân thiện, buổi tối làm rất nhiều đồ ăn, nào là rau rừng xào tỏi, thịt bằm xào sa tế, 2 con cá chiên, rau luộc chấm mắm ớt xanh, da heo chiên giòn và canh tôm thịt… 5 người ăn mãi không hết.

Buổi sáng thì mình được thử cách pha cà phê của người bản địa, uống trà, sau đó thì ăn cháo với quẩy. Trời se se lạnh mà chỉ cần húp cháo nóng thôi đã mãn nguyện rồi. Còn đây nồi cháo đầy ắp thịt và tôm, xem lại hình mà thấy thèm.

Self-service coffee and tea
Breakfast in Pua’s homestay
Pua town – Nan

Đi cà phê ở Pua – chill bên bờ vực…

Nghe thấy ghê :))) nhưng mà ở Pua có mỗi quán cafe này là view đẹp nhất làng, vừa uống trà, ăn bánh, lại vừa ngắm cảnh núi đồi xa xăm. Mở nhạc du dương, chill cả ngày không chán. 😉

Coffee shop in Pua
Luxury dessert cafe
Coffee shop in Pua

Ở đây người ta có trồng trà, lúc chia tay chị chủ nhà, nhóm mình cũng mua vài kí về uống thử.

With the owner of the homestay

Kết thúc một nửa chặng đường rồi, mời các bạn đón xem tiếp phần sau:
một đêm dừng chân ở công viên quốc gia Khun Sathan đã mang đến cho mình cơ hội đi săn Milkyway (dải ngân hà), một trong những điều thú vị nhất mình đã làm được trong năm 2020

Khách sạn nổi trên sông River Kwai ở Kanchanaburi – The River Kwai Jungle Rafts

0

Kanchanaburi là một trong những địa điểm du lịch dã ngoại yêu thích của mình, và lần này, mình sẽ giới thiệu với các bạn một khách sạn nổi trên sông có tên là River Kwai Jungle Rafts. Đây là một dãy các căn phòng nối liền thành bè ở trên sông, loại phòng này còn được gọi là Bungalow và không có tầng thứ 2. 

River Kwai Jungle Rafts, Kanchanaburi

Kanchanburi nằm cách Bangkok 3 tiếng đi xe hơi, trước khi đến resort, chúng ta sẽ phải dừng xe ở bến tàu cách khu resort 10-15 phút đường thuỷ.

River Kwai Jungle Raft là một trong những resort thân thiện với môi trường ở Kanchanaburi và đây là địa điểm thích hợp để hoà mình vào thiên nhiên, thư giãn, detox sau những ngày bận rộn và tránh xa khói bụi thành phố.

River Kwai Jungle Rafts, Kanchanaburi

Khu resort này hoàn toàn yên tĩnh giữa rừng và sông, chúng ta sẽ hoàn toàn tách biệt với cuộc sống hiện đại để hoà mình vào thiên nhiên. Thật ra cũng không hẳn là hoàn toàn tách biệt, mặc dù ở đây không có điện, nhưng sóng điện thoại vẫn tràn đầy nhé các bạn :))))

Nhóm mình cũng đã khá sốc khi được thông báo rằng ở đây không trang bị ổ cắm điện, máy lạnh và đèn điện ở trong phòng. Chúng ta có thể sạc điện thoại ở quầy lễ tân nhưng số lượng ổ cắm có hạn. Nhưng bù lại, chúng ta ở giữa rừng và sông nên cũng khá là mát. Các bạn nên đi vào tháng 11-12-1 để tận hưởng thời tiết mát mẻ nhất.

River Kwai Jungle Rafts, Kanchanaburi

Sau khi đã nhận phòng, nhóm mình liền khám phá trò chơi “mạo hiểm” nhất ở đây:

Thả người… trôi sông

Trò chơi ăn khách nhất ở đây là bơi sông, chắc hẳn sẽ mang lại nhiều cảm xúc cho mọi người khi quay trở về với tuổi thơ. Chúng ta sẽ phải chọn áo phao để mặc sau đó đi ngược về phía thượng nguồn đến căn phòng đầu tiên và nhảy xuống sông.

Cảm giác ban đầu khá là yomost, nước sông mát rượi cuốn trôi đi cái nắng ngày hè. Lúc đầu cũng có chút lo lắng vì nước chảy rất xiết và bạn không biết mình đang trôi về đâu, nhưng rồi mình bắt đầu thả lỏng và tận hưởng khung cảnh xung quanh, ngắm nhìn mọi thứ trôi qua thật bình yên…

Mọi người có thể chọn điểm dừng tuỳ theo ý thích, mỗi căn phòng sẽ có một cầu thang để chúng ta leo lên. Hoặc là chúng ta thả trôi đến “trạm cuối” – bến tàu nơi đậu xe, rồi đón chuyến tàu gần nhất để quay trở về.

River Kwai Jungle Rafts, Kanchanaburi
Bậc thang để leo lên phòng

Tại căn phòng cuối cùng của dãy mình ở, lúc này chưa có khách đến nhận phòng nên mình đã kịp quay được một đoạn clip chỉ có tiếng nước chảy róc rách và chim hót từ đằng xa.

River Kwai Jungle Rafts, Kanchanaburi

Bữa tối lãng mạn <3

Mình đặt resort này qua www.agoda.com, tiền phòng đã bao gồm 2 bữa ăn buổi tối và sáng ngày hôm sau nên không phải lo lắng về việc ăn uống. Chúng ta cũng có thể gọi thêm đồ uống riêng tại quầy bar ở nhà hàng.

River Kwai Jungle Rafts, Kanchanaburi

Nhân viên sẽ đi thắp đèn dầu ở khắp các phòng khi trời bắt đầu chập tối. Khung cảnh ăn tối ở đây rất là lãng mạn với ánh đèn dầu và tiếng phẩy quạt liên hồi vì nóng :))

Trong lúc ăn tối thì nhân viên có thông báo rằng ở đây có tổ chức tour tham quan cuộc sống của người dân tộc thiểu số vào sáng ngày hôm sau, nhưng rất tiếc là nhóm mình chỉ ở một đêm nên không thể đi được.

River Kwai Jungle Rafts, Kanchanaburi

Nhóm mình đợt này tự mang theo đồ uống và mua đá ở nhà hàng để bày tiệc riêng sau bữa tối. Các bạn nên chuẩn bị các trò chơi theo nhóm như đánh bài tây, bài Uno, ma sói, cờ tỷ phú, cờ cá ngựa… hy vọng là nhóm của bạn sẽ ngày càng đoàn kết hơn sau chuyến đi này. 😉

Bữa sáng ở đây là American Breakfast, bao gồm xúc xích, thịt xông khói, trứng ốp la và bánh mì xăng-uých, kèm cafe hoặc trà. Nhóm mình loay hoay chụp vài kiểu ảnh rồi thu xếp quay trở về, nếu có dịp quay lại, chắc là sẽ ở luôn 2 đêm để có nhiều thời gian thư giãn hơn.

Keeree Mantra Kanchanaburi

Keeree Mantra Kanchanaburi

Nếu các bạn đi Kanchanaburi bằng xe riêng thì đây là một địa điểm không thể bỏ qua. Nhà hàng Keeree Mantra không chỉ có thức ăn ngon mà còn là địa điểm nghỉ ngơi thư giãn phù hợp với mọi lứa tuổi. Bạn có thể mượn xe đạp đi xung quanh hoặc đơn giản là đi dạo giữa 2 hàng tre.

Keeree Mantra Kanchanaburi

Trekking ở Doi Suthep – lạc vào Chiangmai University

1

Tiếp tục hành trình khám phá Chiangmai, mình lên kế hoạch tham quan Doi Suthep và vô tình đi lạc vào trường đại học Chiangmai. Doi Suthep là công viên quốc gia rất rộng lớn, mình chỉ kịp khám phá Chùa Phra That Doi Suthep là ngôi chùa lớn nhất ở trên đồi và đoạn đường trek mình nói đến ở đây chỉ là đoạn mở đầu của Doi Suthep.

Wat Pha Lat Hike – Monk’s Trail – Lên núi bằng đường mòn với các sư

Kế hoạch đi trek ở Doi Suthep thật ra đã được bàn bạc từ vài năm trước khi một người bạn của mình còn ở Chiangmai, được biết có 2 cách để trek: 1 đường mòn, 1 đường nhựa. Nhưng mình không hề biết rằng cung đường rừng đã bị cấm đi từ lâu… Hiện tại, khi tìm kiếm trên Google, vẫn còn rất nhiều bài viết du lịch giới thiệu về con đường mòn của các sư thầy đi băng rừng từ chân núi đến Chùa Pha Lat.

Không còn cách nào khác, mình đành đi vòng qua chân núi để đi đường nhựa lên Doi Suthep và vô tình đi ngang qua trường đại học Chiangmai.

Trước khi vào trường đại học thì mình sẽ chia sẻ một chút về đoạn đường gần sở thú Chiangmai, lúc đầu mình nghĩ có thể đi băng qua sở thú mà không phải mua vé, nhưng đấy là một sai lầm, và bọn mình đã tốn khá nhiều thời gian lần mò sau lưng sở thú, ghé ăn trưa tại nhà hàng này – Palaad Tawanron Restaurant – lời khuyên là: đừng ghé ăn ở đây các bạn nhé, đồ ăn không ngon hoặc chỉ ở mức ăn được mà thôi, mắc và nhân viên cũng không chuyên nghiệp. Đến đây chỉ để thoả mãn sự tò mò của kẻ lạc đường , ngắm được 1 con suối nhỏ và 1 tí xíu view thành phố…

Palaad Tawanron view – đánh giá cho nhà hàng: 2 sao
Sau lưng sở thú ChiangMai

Đại Học Chiangmai – phong cảnh hữu tình

Kế hoạch ban đầu đơn giản chỉ là đi thẳng qua trường đại học để đến chân núi, sau đó đón xe lên Doi Suthep, nhưng cuối cùng mình lại dành thời gian uống sinh tố, chụp hình yoga và ngắm cảnh ở trong trường đại học.

Ấn tượng ban đầu thì khá giống với trường đại học quốc gia ở Việt Nam, rộng mênh mông và nhiều cây xanh. Đi được một đoạn thì phát hiện khu vực bán đồ ăn, cũng khá tồi tàn, đúng kiểu dành cho sinh viên. Điều bất ngờ đầu tiên là li sinh tố bơ cực chất chỉ có 25 baht (17-18,000 VND), đúng là cho sinh viên. Bạn mình thèm bơ quá thế là lấy vỏ bơ chấm mút, cô chủ quán thấy vậy tặng luôn cho 1 trái bơ tròn vo – chắc tưởng sinh viên của trường, khổ quá nên phải ăn bơ kiểu vậy :)))). Cuối cùng mình mua 1kg bơ của cô chỉ với 45 baht (35,000 VND) và đây là bơ xịn các bạn ạ, dẻo, béo và ngon. Chưa thấy ai đi mua sinh tố mà mua luôn cả bơ của chủ quán :))))), và chủ quán cũng bán luôn cả bơ, chắc thấy tội đám sinh ziên này quá.

Sinh tố 25 baht

Đi gần đến khoa Luật thì phát hiện có một cái hồ nhỏ, nhìn về đằng xa là mây và núi bên cạnh trường, ai cũng tấm tắc khen. Mình vô cùng thích phong cảnh ở đây: cây xanh rợp bóng, núi non, mây hồ, không khí thì mát mẻ dễ chịu. Học ở đây chắc suốt ngày ngắm cảnh làm thơ, ngồi nhìn xa xăm.

Tad Chompoo reservoir đằng trước Khoa Luật, Đại Học Chiangmai

Cây cối ở đây thì như cổ thụ, đại thụ, cành lá to khủng khiếp, kết hợp với yoga, lấy năng lượng từ thiên nhiên là hết xảy con bà Bảy.

Chiangmai University campus

Trong trường còn có một cái hồ to hơn nữa, được gọi là khu bảo tồn Ang Kaew, ở giữa hồ có một khu vực nhỏ rất nhiều loài chim sinh sống. Các bạn có thể dừng chân ở đây, gọi một li cafe ở đối diện và mặc kệ thời gian trôi…

Ang Kaew Reservoir – Đại Học Chiangmai

Wat PhraThat Doi Suthep – những em nhỏ H’ Mong không còn ngây thơ…

Thế là mất hẳn 1 ngày đi lạc hết 9km, sáng hôm sau phải cố gắng đi Doi Suthep cho biết trước khi lên máy bay về lại Bangkok.

Đi đường nhựa thì sẽ có nhiều cách: thuê xe máy, xe hơi, đi bộ hoặc đón Song Thaew. Vì thời gian có hạn nên bọn mình đi Song Thaew luôn cho tiện. Nhưng tốt nhất là các bạn nên thuê xe máy, xe hơi đi, có thể linh động dừng ở dọc đường ngắm cảnh ở các view point.

Đi songthaew thì không phải lo lắng bị chặt chém, giá đã được niêm yết đầy đủ ở trạm xe. Mình chỉ đến chùa Phra That Doi Suthep nên chỉ cần trả 40 baht / chiều, 80 baht tổng cộng cả đi lẫn về. Điểm đáng lưu ý ở đây là bác tài chờ đủ khách mới chạy, bình thường là 10 người/ chuyến. Bọn mình đi vào sáng chủ nhật khoảng 9g sáng, khá trễ, lúc đến trạm xe chỉ có 3-4 người, bác tài để bọn mình chờ 30 phút rồi cũng đi. Đường đèo rất đẹp và bằng phẳng, lâu lâu còn thấy có người đi bộ, chạy bộ, đạp xe lên và xuống. Đi thẳng lên chùa Phra That Doi chỉ mất khoảng 20 phút bằng xe hơi.

Đây là ngôi chùa to nhất ở Doi Suthep, rất nhiều người đến để lễ Phật và tham quan.

Wat PhraThat Doi Suthep

Ở chân cầu thang dẫn lên chùa, chúng ta sẽ bắt gặp một số em nhỏ người dân tộc, các em làm gì ở đây? Trả lời: các em ở đây xin bố thí đấy các bạn ạ. Mỗi khi có người chụp hình hoặc đến nựng các em thì các em sẽ xin một ít tiền, cho bao nhiêu cũng được. Các bạn hãy cố gắng không cho tiền các em ấy nhé. Tại sao ư? Nếu không kiếm được tiền bằng cách này thì cha mẹ các em sẽ phải kiếm cách khác. Hãy giúp các em có cơ hội quay về với trường học.

Bậc thang dẫn lên chùa PhraThat – Doi Suthep
“Nét đẹp lao động”

Trước khi vào chùa, chúng ta sẽ phải để giày/ dép ở tầng 1 rồi mới được lên tham quan chùa ở tầng 2. Ở tầng 1 thì chúng ta sẽ đi dạo và tham quan viewpoint để ngắm Chiangmai từ trên cao.

View point at Wat PhraThat – Doi Suthep
Wat PhraThat – Doi Suthep
Wat PhraThat – Doi Suthep
Wat PhraThat – Doi Suthep

Quay về lại Bangkok, chắc chắn mình sẽ còn quay lại Chiangmai, rồi sẽ đi Pai, đi Mea Hong Son, lên đến Chiang Rai rồi quay xuống Nan…

Nếu em hỏi cho đến bây giờ tại sao anh vẫn lông bông
Vì anh muốn khoác bụi lên mình cho tâm hồn đỡ tồng ngồng
Vì cuộc đời công bằng cũng chỉ một lần để sống
Người ta mơ nhà mơ cửa còn anh mơ núi mơ sông
Rồi cũng sẽ đến một ngày tóc như mây mờ trắng xoá
Rồi sẽ tiếc khi trở về già tuổi đời bây giờ ngắn quá
Thanh xuân ngủ vùi chăn ấm, đời như mãi mùa đông
Nên anh trải đời trong nắng gió như con thú hoang sổ lồng

Vì lá thì rơi, sương thì đọng, đá bất động, người thì đi
Tóc còn xanh, máu còn nóng, nằm một chỗ để làm chi?…

Thái Lan – mua vé xe lửa / tàu hoả trực tuyến như thế nào?

0

Trong chuyến đi Chiangmai ở Thái Lan vừa qua vào tháng 8, 2020, thì mình cũng được dịp trải nghiệm xe lửa/ tàu hoả giường nằm ở Thái Lan. Vé tàu mình đặt là toa hạng 2, giá vé cũng ngang ngửa với giá đi máy bay nhưng mình chọn đi tàu để trải nghiệm.

Xem thêm: Chiangmai-Thailand – Dạo quanh Thành Cổ – The Old City

Việc đặt vé khá là đơn giản, mình hoàn toàn sử dụng dịch vụ trực tuyến, chúng ta có thể đặt trực tiếp trên trang web của công ty Đường Sắt Thái Lan tại https://www.thairailwayticket.com/eTSRT/ hoặc đặt qua trang web https://12go.asia/en (trang web này sẽ cung cấp nhiều loại phương tiện: xe đò (van), xe khách/ xe buýt, xe lửa/ tàu hoả, máy bay…). Hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng trang web của công ty Đường Sắt Thái Lan.

Đây là giao diện trang web lúc mới mở lên

https://www.thairailwayticket.com/eTSRT/

Để ý ở góc bên phải trên cùng có biểu tượng cờ Anh, chúng ta click chuột vào đó để đổi sang ngôn ngữ tiếng Anh.

Chọn giao diện tiếng Anh

Sau đó thì chúng ta chỉ cần tập trung vào giao diện ở bên trái của màn hình.

https://www.thairailwayticket.com/eTSRT/

Booking – Đặt vé

Ở phần này, chúng ta sẽ chọn khu vực mà chúng ta muốn đến, trước hết là chọn theo hướng, bao gồm:

  • Northern: phía Bắc
  • North Eastern: phía Đông Bắc
  • Southern: phía Nam

Mỗi khu vực chúng ta chọn sẽ làm thay đổi các điểm đến ở mục “Destination”. Các bạn có thể tìm trên google để biết hướng đi của mình trước, hoặc tìm theo danh mục của từng khu vực.

Sau đó chúng ta sẽ lựa chọn ngày đi và số lượng người lớn cũng như trẻ em và cuối cùng là bấm “Search” (Tìm kiếm)

Chọn loại xe lửa / tàu hoả

Khi đặt vé trực tiếp qua trang web của công ty Đường Sắt Thái Lan, thì có một lần mình liên hệ trực tiếp với tổng đài và giao tiếp bằng tiếng Anh với nhân viên của họ. Được biết rằng số lượng vé bán trên trang web chỉ bằng 15% tổng số vé, nếu như trên trang web không còn chỗ, chúng ta vẫn có thể thử liên hệ với tổng đài để đặt trực tiếp qua điện thoại.

Chọn loại tàu

Ở bước tiếp này, chúng ta cần phải chú ý chọn tàu tuỳ theo thời gian di chuyển, mỗi điểm đến có thể có nhiều loại tàu khác nhau. Ví dụ như mình chọn đi Chiang Mai thì sẽ có những khung giờ và loại tàu như trên.

Ở cột cuối cùng, chúng ta thấy nút “Select Coach” (chọn tàu) sẽ có 2 màu: Xanh Lá nghĩa là còn ghế/ giường trống, Xám nghĩa là đã hết chỗ.

Xanh = Có chỗ trống
Xám = Hết chỗ

Mỗi loại tàu ở mỗi giờ khác nhau sẽ có các loại ghế, giường nằm khác nhau. Chúng ta phải bấm “Select Coach” (chọn loại tàu) để xem được loại ghế và giường của tàu. Tương tự ở cột cuối cùng sẽ cho chúng ta biết có còn chỗ trống hoặc không.

Xanh = Có chỗ trống
Xám = Hết chỗ
  • SPECIAL EXPRESS 8:30: tàu chỉ bán ghế ngồi, sẽ dừng ở dọc đường
  • RAPID 13:45: thời gian chạy nhanh nhất so với các tàu khác, có bán giường nằm hạng 2 và ghế ngồi.
  • SPECIAL EXPRESS 18:10: tàu này chỉ có giường nằm, có hạng 1, hạng 2 và có cả toa dành riêng cho phụ nữ. Tàu sẽ dừng ở dọc đường.
  • SPECIAL EXPRESS 19:35: có bán giường nằm hạng 1 và 2. Tàu này cũng dừng ở dọc đường.
  • EXPRESS 22:00: tàu này có bán ghế ngồi và giường nằm hạng 2, sẽ dừng ở dọc đường.

Thời gian đến có thể bị trễ 1 tiếng, theo như lần gần nhất mình vừa đi.

Thông tin Hành Khách, chọn ghế/ giường và Thanh toán

Để đến được bước này, chúng ta sẽ phải tạo tài khoản trên trang web của công ty Đường Sắt Thái Lan. Các bước tạo tài khoản cũng khá đơn giản, chỉ cần điền đầy đủ thông tin và chờ email xác nhận trong vòng 10-15 phút.

Nếu các bạn đã đăng nhập tài khoản từ ban đầu thì sẽ thấy phần Thông Tin Hành Khách. Các bạn lưu ý xem kĩ thông cá nhân của mình trước khi bấm vào phần Chọn Ghế.

Xem kĩ thông tin trước khi tiến hành bước tiếp theo

Một số toa bắt buộc chúng ta phải chọn ghế, một số sẽ có lựa chọn “Automatic” (xếp ghế tự động như đi máy bay). Nếu chúng ta chọn Manual Seat Selection (chọn ghế theo ý mình) thì phí sẽ là 40 baht. Theo ý mình thì ghế tầng dưới (Lower Berth) thú vị hơn vì chúng ta sẽ có cửa kính để nhìn ra ngoài, còn tầng trên (Upper Berth) sẽ không có cửa kính.

Sau khi chọn ghế xong, sẽ đến phần kiểm tra thông tin thanh toán, phí đặt vé là 30 baht nữa.

Phí đặt vé: 30 baht

Bấm Payment, rồi bấm Confirm Payment một lần nữa

Thanh toán trong vòng 10 phút, nếu không sẽ mất lượt

Hệ thống thanh toán sẽ cho chúng ta 10 phút để hoàn tất việc thanh toán. Chúng ta có thể sử dụng thẻ tín dụng trả trước (Debit Card) hoặc trả sau (Credit Card) để thanh toán.

Bạn đã đặt vé thành công

Sau khi hệ thống xác nhận bạn đã đặt vé thành công, chúng ta có thể in vé ngay lúc đó hoặc chọn mục TICKET HISTORY để xem và in vào một thời điểm khác.

Chọn Show Detail để xem thông tin chi tiết
TICKET HISTORY – In vé tàu

Vì vé của mình đã sử dụng nên sẽ không có nút in ở đây. Chúng ta có thể in ra và mang theo hoặc lưu giữ trong điện thoại và đưa cho người soát vé xem. Vé xe lửa/ tàu hoả ở Thái Lan sẽ như thế này.

Thai Railway Ticket

Đặt vé thành công rồi, bây giờ chỉ cần đến ga tàu Hua Lam Phong (MRT) để khởi hành thôi! Sau đây là một vài hình ảnh tàu SPECIAL EXPRESS 19:45 mà mình đã trải nghiệm trong tháng 8, 2020.

Ban ngày là 2 ghế ngồi, ban đêm biến thành giường nằm
Có trải nệm và được phát 1 cái khăn lông to để làm chăn
Ban đêm ngủ sẽ kéo rèm lại

Chúc các bạn có một chuyến đi vui và an toàn!

Chiangmai-Thailand – Dạo quanh Thành Cổ – The Old City

1

Chúng ta có thể đến Chiangmai bằng nhiều phương tiện khác nhau, lần này mình chọn tàu hoả để có thể trải nghiệm tàu giường nằm ở Thái Lan như thế nào. Giá vé toa hạng 2 cũng ngang ngửa với máy bay, tính ra thì đi máy bay vẫn có lợi hơn, tuy nhiên, mình đi tàu đêm nên cũng đa phần là ngủ như ở nhà, đến khi trời sáng là được ngắm cảnh núi non sương sớm.

Xem thêm: Thái Lan – mua vé xe lửa / tàu hoả ở đâu? Như thế nào?

On The Train to Chiang Mai

Đến Chiangmai đêm đầu tiên, nhóm mình đi thẳng đến Pai để tham quan trước (Pai-Mea Hong Son – Đi theo ánh mặt trời). Ngày hôm sau trở lại Chiangmai bằng xe van, hành trình xuống núi có đôi chút nhẹ nhàng hơn lúc đi lên. Chiangmai đón mình bằng ánh nắng vàng nhẹ nhàng, không được mát mẻ như Pai nhưng trong lành hơn Bangkok.

Bọn mình về khách sạn Loyy Hotel check-in rồi đi ăn trưa ở Vegan Heaven gần đó. Buổi chiều hôm đấy ở Chiangmai chỉ đi dạo ở khu phố cổ, tham quan một số chùa rồi về nghỉ. Sau đây là những địa điểm mình đã đi qua, còn rất nhiều điểm khác bọn mình chưa đặt chân tới.

Tha Phae Gate

Tha Phae Gate – Old City, Chiang Mai

Cổng thành Tha Phae là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất ở Chiangmai, thuộc phía Đông của hệ thống tường thành cổ. Khi các bạn nhìn vào Google Map, sẽ thấy 1 hình vuông ở giữa, đó là khu vực Thành Cổ được xây dựng từ những năm 1300 hồi đó.

Chim bồ câu ở đây, mình đoán là được người nuôi để thu hút du khách đến chụp hình, bạn chỉ cần chọn chỗ và canh máy chụp, sẽ có người xua bồ câu bay lên để bạn có những bức hình ấn tượng. Mình chưa sử dụng dịch vụ này nên cũng chưa biết giá cả thế nào.

Tha Phae Gate – Old City, Chiang Mai

Điều đặc biệt ở Chiangmai là chúng ta rất dễ bắt gặp những hình ảnh Grafitti độc đáo trong các con hẻm nhỏ. Bọn mình cũng vô tình phát hiện ở gần cổng thành Tha Phae.

Old City – Chiangmai
Old City – Chiangmai

Wat Pha khao

Nếu các bạn ghé qua chùa Pha Khao thì hãy để ý một shop bán đồ lưu niệm ở phía đối diện, các hình vẽ ở đây đa số là hand-made, giá phải chăng. Mình mua vài cái nam châm để gắn tủ lạnh, kèm theo một vài cái post card được gửi từ Chiang Rai về.

Chiang Mai – Thailand

Cô chủ shop nghe nói mình là người Việt Nam liền hỏi thăm tình hình covid – thời điểm này Vietnam đang trải qua đợt sóng covid-19 thứ 2, tình hình khá là nghiêm trọng.

Lúc mình vừa đến thì trời cũng bắt đầu đổ mưa, chỉ kịp hít thở một ít không khí trong lành rồi chạy đi kiếm chỗ trú.

Chala No. 6 – Chiangmai

Wat Chedi Luang

Wat Chedi Luang – Chiang Mai, Thailand

Khi mới vào chùa Chedi Luang, chúng ta sẽ thấy chánh điện nơi các thầy thuyết pháp và niệm Phật. Đi qua khu vực chánh điện sẽ tới khu vực tàn tích của chùa.

Chùa Chedi Luang được xây dựng từ thế kỉ 14 đến thế kỉ 15, đây là một trong những ngồi chùa quan trọng nhất của thành phố cũng như là một trong những địa điểm tham quan nổi tiếng và đáng xem nhất ở Chiangmai.

Các điểm đáng chú ý ở Chedi Luang là tượng phật thuyết pháp ở con đường chính giữa. Đi vòng quanh ngôi chùa này, chúng ta sẽ phát hiện có những bức tượng voi mọc ra từ tầng thứ 2, tuy nhiên, chỉ còn một vài bức tượng nguyên vẹn, số khác đã mất hoàn toàn hoặc chỉ còn lại một phần nhỏ.

Wat Chedi Luang – Chiang Mai, Thailand

Nhóm mình đến thăm chùa khi cơn mưa đang tạnh dần, đây là thời điểm mà các bạn có thể chụp hình cầu vồng, và các hình phản chiếu khi nước mưa đọng lại.

Wat Chedi Luang – Chiang Mai, Thailand
Wat Chedi Luang – Chiang Mai, Thailand
Wat Chedi Luang – Chiang Mai, Thailand

Ăn gì, ở đâu?

Dạo một vòng trên google thì phát hiện ra khu Nim Mán là nơi tập trung nhiều quán ăn và được xem như là khu vực nhộn nhịp tấp nập hiện đại ở Chiangmai. Nhóm mình chọn Tong Tem Toh để ăn tối vào đêm đầu tiên.

Giá ở đây khá bình dân, khẩu phần vừa đủ cho 1 người ăn.

Tong Tem Toh – Chiang Mai, Thailand

Một số món mà các bạn nên thử khi đến miền Bắc Thái Lan là xúc xích (như dồi ở Việt Nam), các món gỏi trộn với mắm. Bọn mình thử món gỏi đu đủ kèm mắm cá và gỏi lá me non, ăn kèm với da heo chiên giòn. Có một món gọi là Nam Nghiao, khá giống bún riêu của Vietnam.

Sau đó thì cả đám ghé qua Beer Lab để uống sinh tố :)))) chỉ có 2 người uống bia.

Beer Lab – Chiang Mai, Thailand

Nhóm mình còn ghé qua những quán khác như:

อ๋องทิพย์รส – Old City, Chiang Mai

Xem tiếp: Trekking ở Doi Suthep – lạc vào Chiangmai University

Pai-Mea Hong Son – Đi theo bóng mặt trời

1
Pai – Mea Hong Son – Aug 2020

Nhân lúc tình hình Covid-19 ở Thái Lan vẫn tiến triển khá tốt và chính phủ đã nới lỏng giãn cách xã hội, nhóm mình tận dụng cơ hội đi lên phía Bắc của xứ chùa vàng, ghé thăm thị trấn Pai thuộc tỉnh Mea Hong Son.

Lần này mình di chuyển bằng tàu hoả giường nằm để đến Chiangmai, sau đó đón xe van lên Pai (200-300 baht / vé)

Xem thêm: Thái Lan – mua vé xe lửa / tàu hoả ở đâu? Như thế nào?

Nghe nói đường từ ChiangMai lên Pai phải qua 700 ngã rẽ nhưng mình không kịp đếm, tại vì đường đèo loằn ngoằn theo hình zig zag, bác tài rẽ ngang rẽ dọc chừng 7 lần là mình hoa hết cả mắt rồi. Bạn nào yếu thì nên mua thuốc chống say cho chắc nhé. Trên bản đồ mình đã nhìn thấy có Sân bay Pai, hy vọng Thái Lan sẽ sớm có chuyến bay nội địa đến đây, sẽ đỡ hơn rất nhiều. Hoặc các bạn cũng có thể thuê xe hơi, xe máy tự chạy lên, đường đèo đẹp và mát, đi ban ngày thì vô tư.

Mặc dù đường đi hơi khó khăn và vất vả, lên đến Pai là mệt mỏi đều tan biến hết, không khí êm dịu, mát mẻ. Khuyến khích các bạn đi Pai vào cuối năm để tận hưởng khí trời mát mẻ và nắng chan hoà, mình đi mùa này thì mặc dù mát mẻ nhưng trời khá âm u.

Khách sạn bọn mình đặt là B2 Premier Hotel, nằm trong thị trấn nhỏ, nên nói tên khách sạn là taxi biết liền. Ở đây người dân lái taxi tự phát, bọn mình loay hoay tìm thì có 1 anh người bản xứ đến bắt chuyện và giới thiệu anh ấy chạy taxi. 3 người trả 100 baht (75k VND)

Đến khách sạn cất đồ rồi, bọn mình hỏi lễ tân giới thiệu quán ăn thì họ chỉ đến nhà hàng Nong Beer. Nghe cứ như quán nhậu ấy nhưng đến nơi thì giống quán ăn gia đình. Đồ ăn khá ngon, đặc biệt là món Khao Soi (mì chiên ăn kèm cà ri gà/bò), phong cách hoàn toàn khác với ở Bangkok và Chiangmai, mình rất thích Khao Soi ở đây.

Pai – Mea Hong Son – Aug 2020

3 đứa đi xe khách mệt lả, vào quán gọi quá trời món, còn dặn người ta bỏ ít cay, nhưng mà quên mất mình đang ở tỉnh, không phải ở thành phố, ít cay vẫn là cay vê-lờ, vêu hết cả mồm :)))) thế là gọi 2 cốc trà chanh nestle uống cho hết cay.

Sau đó mình thuê xe máy để đi tham quan các điểm nổi tiếng (có nhiều giá, từ 150 – 250 baht/ ngày). Lần này bọn mình chỉ đi 3 điểm là:

Santichon Village – hương vị Trung Quốc tại Thái Quốc

Di chuyển quanh Pai rất dễ bắt gặp biển chỉ đường ở trung tâm thị trấn đến các địa điểm tham quan ở Pai. Bọn mình quyết định đi đến làng Santichon trước rồi trở về khe núi Pai ngắm hoàng hôn.

Dọc đường đi, các bạn sẽ bắt gặp một hàng cây anh đào bên đường, ruộng lúa và ngô nằm cạnh nhau, thỉnh thoảng còn bắt gặp người dân ở đây mặc trang phục như những người dân tộc thiểu số.

Pai – Mea Hong Son – Aug 2020

Đi được một lúc thì mây đen bắt đầu kéo đến.

Đến làng Santichon, các bạn sẽ vào một khu vực dành cho khách du lịch, đi sâu vào trong gặp 1 thành luỹ thì đó là khu vực homestay, nếu muốn ở lại các bạn có thể nghỉ luôn tại đấy. Còn lại thì dân làng sống ở các căn nhà xung quanh, cuộc sống cũng khá đầy đủ tiện nghi hiện đại.
Đang mùa dịch, nên rất vắng vẻ, đây cũng là một ưu điểm khi đi du lịch vào mùa này, nhưng ngược lại thì sẽ thấy khá buồn, không ồn ào tấp nập.

Pai – Mea Hong Son – Aug 2020

Yun Lan viewpoint – thôi thì ta đi săn mây

Bọn mình đi dạo một chút rồi chạy đến viewpoint, càng đi lên cao càng thấy mây mờ trôi lững lờ bên núi, thật làm cho ta cảm thấy nhẹ lòng.

Pai – Mea Hong Son – Aug 2020

Cả bọn lên đến nơi thì lại không đọc kĩ hướng dẫn, trời thì âm u, nên chỉ biết loay hoay ở bãi đậu xe, không biết rằng phải đi lên cao hơn nữa mới đến viewpoint :))))) ngắm mây mù một chút lại quay xuống.

Đêm hôm ấy về nghiên cứu lại và sáng hôm sau quay lại để ngắm bình minh nên mình đã ghi lại được khá nhiều hình ảnh trên viewpoint. Rất tiếc thời điểm này quá nhiều mây nên không xem được bình minh. Vé vào cổng là 20 baht/ người, các bạn sẽ được uống trà kèm theo 1 trái chuối miễn phí. Mình gọi 1 cốc cà phê thì trả thêm 20 baht.

Pai – Mea Hong Son – Aug 2020
Pai – Mea Hong Son – Aug 2020

Chỉ với ấm trà và cốc cà phê, mình đã có thể chụp được rất nhiều ảnh sô-đíp ở đây. Nhâm nhi tách trà nóng, lặng yên nhìn mây bay…

Pai – Mea Hong Son – Aug 2020

Ngồi cafe chán chê, mình rủ hai bạn người Thái gặp ở dọc đường quay trở lại làng Santichon để thử món Trung Quốc. Nhà hàng Yunnan khá nổi tiếng nằm ngay mặt tiền đường vào làng.

Pai – Mea Hong Son – Aug 2020

3 đứa ăn uống no nê cũng tốn khoảng 200 baht/ người. Mình không sành ăn lắm nên chỉ có thể nói là mình ăn khá ngon, quán lại vắng nên không có điểm trừ. Lần sau ghé lại mình sẽ thử mì Yunnan, trông hình có vẻ hấp dẫn nhưng không có ai ăn cùng nên thôi.

Pai Canyon – Chạy theo bóng mặt trời

Nhắc lại chiều ngày hôm trước chạy về khe núi Pai để ngắm hoàng hôn, vì ngược đường nên bọn mình cũng tranh thủ chạy về sớm để kịp ngắm mặt trời lặn. Kiểm tra dự báo thời tiết trên iphone khá chính xác, mặt trời lặn đúng vào tầm 7g chiều.

Đến nơi là khoảng 5:30, trời còn rất sáng, cả bọn tranh thủ đi lòng vòng tạo dáng sống ảo.

Pai – Mea Hong Son – Aug 2020

Khe núi tạo thành 1 vòng tròn, nếu can đảm, bạn có thể đi hết cả một vòng để có được những bức hình mà ai cũng phải trầm trồ.

Pai – Mea Hong Son – Aug 2020
Pai – Mea Hong Son – Aug 2020

Đến tầm 6:30 thì bắt đầu về, lúc ấy trời chưa tối hẳn, dọc đường về thì bắt được cảnh ráng chiều, phải chi ở lại khe núi thì chắc là ảnh còn đẹp hơn.

Pai – Mea Hong Son – Aug 2020

Đêm ở Pai lạnh như ở Đà Lạt ấy, đi dạo vòng quanh Chợ Đêm ở Pai thì rất vắng, ảnh hưởng của Covid-19 là rất lớn đối với các khu vực vùng sâu vùng xa vì đã ít khách nay lại còn ít hơn. Thế là bọn mình dừng chân ở quán cafe tán dóc rồi trở về khách sạn ngủ, ngày hôm sau lại bắt xe trở về Chiangmai.

Street Food and Restaurants in Luang Prabang – a taste of Laos cuisine

0

Everybody knows that Luang Prabang is the most touristy spot in Laos. It has nice weather, many French architectures are maintained until today blending in with old Buddhist temples. A royal capital, now is a historical place that has been existing for thousands of years. Of course, it’s definitely the place to experience real Laos cuisine.
The question is: Street Food or Restaurant?
To experience Laos cuisine, both Street Food and Restaurants in Luang Prabang will give you different perspective with similar expense.

While Street Food gives us the feeling of freedom, flexibility and cost saving, restaurants actually won’t cost us more than Street Food and even better quality. Yes, some restaurants are expensive, but we just know a place that can offer you quality food with a reasonable price – Tamnaklao Luang Prabang.

Tamnaklao Luang Prabang – a taste of Laos cuisine

Tamnaklao Luang Prabang
Tamnaklao Luang Prabang

From the outside, it looks expensive and quite fancy, a big house with wooden furniture, 2 floors with big doors and windows. However, the price is really not that expensive, we paid the same amount compare to the street food we had the previous night, with better quality. The most important thing: we were full and satisfied!

Steamed Fish in Banana leaves – Tamnaklao Luang Prabang
Eggplants fried with minced pork and Stir Fried Morning Glory – Tamnaklao Luang Prabang

We had lunch there with rice and 3 dishes for 2 people:
– Steamed fish in Banana leaves
– Eggplants stir fried with minced pork
– Stir fried morning glory
We are not food critic but what we had were tasty, rich, flavorful and fresh.

The first meal at Tamnaklao cost us 135,000 Kip. We came back the next day to have dinner with 3 new dishes which we regretted later because we were too full…

3 Elephant Dip – Tamnaklao Luang Prabang

3 Elephant Dip is a must try, we didn’t know what it was and we just wanted to try something new. Turned out, it was an amazing combination. I took a piece of butter toast and dipped into the sauce made of eggplants, mint and herbs, and I felt it melted in my mouth.

*Caution: try with your own risk, everything works differently for different people.

Cao Piak – Tamnaklao Luang Prabang

Cao Piak – rice noodles served with fried rice cake – some people might say that this is just a normal rice noodle dish and I won’t argue with you. However, we get what we pay for, it’s bigger, cleaner, and more fancy than in a local food vendor.

Again, 3 dishes and 1 drink cost us 120,000 Kip this time. There might be other restaurants with reasonable price around the corner and we will let you know if we come back to Luang Prabang next time. At this moment, Tamnaklao is number 1 recommendation in our list for you.

Street Food – Luang Prabang Night Market

Every day at 5PM, a part of Sisavangvong Street is blocked until midnight for the Night Market. Souvenirs, H’mong handmade bags, pillow cases, mattress… and many other things are put on sale. If you come early, you will get a discount from any seller as they believe the first customer is the lucky customer.

Luang Prabang night market entrance

If you enter the night market in this direction, you will see an open venue with food stalls on your right. Some street food vendors on your left will sell some noodles, rolls and grilled stuff, worth a try, however, don’t eat too much because you will see the Street Food alley very soon, it is located at the first alley opposite to the open venue.

Street Food Alley – Luang Prabang night market
Luang Prabang Street Food
Cheap dessert – Luang Prabang night market
Grilled menu – Luang Prabang night market

You will also find noodles, beef/pork jerky, papaya salad… and especially, vegetarian buffet inside the valley. The rule is: you pay 20,000 Kip for 1 empty plate and you are allowed to get everything you want. Every time you come back and get another round of food, you pay another 20,000 Kip. Sounds good? Hell yeah!

We sat in the middle of a grill stall and the veggie buffet, ordering a grilled fish, pigeon, sausage and a plate of veggie. Total cost was 115,000 Kip without a drink. Told you, it was not cheaper than a restaurant!
Better ask for the price before you choose any dish.

*Notice: even though we got sick after having street food in this alley, it doesn’t mean you will get sick. Just be careful and prepare yourself.

Street Food – Luang Prabang night market

For the vegetarian buffet, you can also go a bit deeper into the night market, there will be another alley selling buffet for 15,000 Kip only. Make sure to exchange money before you come to eat, otherwise, their exchange rate will make you cry.

Vegan & Vegetarian Buffet – Luang Prabang night market

Grab yourself a coffee – get in a bakery shop

A coffee shop in Luang Prabang

After walking through the market and bargaining with the sellers, you must be tired. Let’s take a break in a vintage coffee shop or get in a bakery to enjoy Luang Prabang with French style.

It’s almost sunset! Gotta go!

If you plan to watch the sunset on Phousi mount, you should start walking up there since 4PM, it gets more and more crowded every minute. Give yourself some time to look around before secure your seat on the mount.

Another option which is less crowded and also free is find a pier along the river and wait for the sunset, bring your snack and beers.

Sunset on Mekong River – Luang Prabang

We had good food and really good time in Luang Prabang and Laos in general. We hope you enjoy your trip as well. Feel free to leave your comment or any question, we will try our best to answer.

Thank you for reading!

Phonsavan Night Market – local street food, BBQ and hotpot buffet

0

Phonsavan is a mountain town, it doesn’t have much to offer in terms of entertaining and what attracts most of the tourists is the famous Plain of Jars which has become a UNESCO World Heritage Site in 2019. But you should definitely visit Phonsavan night market for some local street food and enjoy the local atmosphere.
What we never forget during our trip in Phonsavan was the moment when a minority woman shared her homemade lunch with us.

Phonsavan Night Market

We followed the direction on Google map and found the night market, it was 5:30pm. The locals are preparing their stalls, tables and chairs had been arranged neatly in the middle of the market. We went to a local food shop next to the market and was offered a Pho (Vietnamese rice noodles) but the noodles was not Pho.

Phonsavan night market
Rice Noodles – Phonsavan night market

It looks just like Hu Tieu (or Kwai Teow in Chinese) – rice noodles in soup with crispy pork. Nonetheless, it was delicious and only cost 15,000 Kip.

Nearly 6PM, the lights are on, locals started coming to the market, young people and families. Everyone was wearing thick jacket as it can get to 15-20 C degree there at night.

Phonsavan night market

Phonsavan Night Market – BBQ and Hotpot Buffet

Just get in and pick anything you like, price varies from 5,000 to 15,000 Kip per stick/dish. The staff of the stall where you pick the food will set up the hotpot or a BBQ plate at your table.

Nothing is better than having BBQ and hotpot in cold weather. They all look attractive, delicious, especially the mixed salad, you can choose the ingredients and the owner will mix them together with sour, spicy sauce. (As I am writing this article, my mind cannot stop drooling)

Notice: be prepared if you have a weak stomach

BBQ ingredients and beers – Phonsavan night market

Salad ingredients – Phonsavan night market
Hotpot ingredients – Phonsavan night market
Laos dim sum – Phonsavan night market
There’s always room for dessert – Phonsavan night market

We were so full but the food still looked very inviting. At the corners, there is an entertainment stall where you can try to hit the balloons with some darts. Show your skill to get a prize!

Entertainment shop – Phonsavan night market

Wonton noodles

Wonton noodles – Phonsavan

On our way back to the hotel, we found a shop selling wonton noodles which is similar to Thai and Vietnam. Price is 15,000 Kip/ portion, same price in Thai.

In my mind, wonton noodles originally comes from Hong Kong, we can find it in every Chinatown around the world, it has become popular in South East Asian countries.

Having lunch with ethnic minority people

As we got out of the Plain of Jars site No. 2, we stopped at the entrance to ask for direction to the nearby market. As soon as we arrive, the same ethnic minority woman at the ticket counter invited us to have lunch with her without hesitation.

Homemade ethnic food – Xieng Khouang, Laos

I tried to use my broken Thai to listen to what she said and it seemed that she has someone bring food to her every day. She talked a lot but I couldn’t understand much. I finally understood what she had on the table:
– Pig brain steamed with dill
– Boiled pork
– Chili paste and sticky rice

It was very simple but tasted delicious, rich and flavorful. She asked us to eat more but we couldn’t do that even though we like it very much. We will never forget her sincerity and happiness during our lunch. Next time when we come back to Phonsavan, we will visit her again and bring more food to share with her.

Lunch with ethnic minority people

After a memorable trip in Phonsavan, we continued to Luang Prabang where we really enjoyed Laos cuisine but also had an incident with street food.

Bài Viết Mới

Xem nhiều trong tuần

Đọc thêm nhé